Nến là dạng cơ bản nhất và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator, nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết các NĐT muốn gì và đang làm gì ..... để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp theo ... Trong bài viết trước, tôi đã từng nói bản thân 3 cây nến kinh điển DownBar, UpBar và Consolidatebar đã ấn chứa trong nó tất cả các loại nến và mẫu hình nến mà các bạn được học, hôm nay tôi sẽ chứng minh điều đó.
Để chắc chắn mọi người đều có cùng “hệ quy chiếu” thì đòi hỏi mọi người phải cùng nhau hiểu về nguyên lý hình thành cây nến đã, tấm hình bên dưới nói rõ về nguyên lý hình thành cây nến, có người hiểu có người chưa nhưng tốt nhất là chúng ta đều cần phải hiểu.
Nhắc lại một chút:
Cấu tạo của Nến bao gồm 4 yếu tô: Open (Mở cửa), High (Cao nhất), Low (Thấp nhất), Close (Đóng cửa). Từ 4 yếu đó này chúng ta chia nến ra 3 thành phần. Bóng trên, Bóng dưới và Thân, đây chính là linh hồn của cây nến.
Như vậy là tất cả chúng ta đều đã có cùng chỗ đứng và giờ thì cùng bước tiếp thôi nào J. Tiêu đề của bài đăng tôi để là “Kỹ năng gộp nến”, chắc khá nhiều bạn đã từng nghe đến khái niệm này nếu các bạn từng đầu tư trên thị trường ngoại hối, nhưng chưa ai đưa vào nó áp dụng trong chứng khoán cả, hôm nay thật may mắn vì tôi được giới thiệu và thực nghiệm cùng các bạn.
Phương pháp gộp nến khá đơn giản:
Giá mở cửa của cây nến gộp = Giá mở cửa của cây nến thứ nhất.
Giá đóng cửa của cây nến gộp = Giá đóng cửa của cây nến cuối cùng.
Giá cao nhất của cây nến gộp = Giá cao nhất của các cây nến.
Giá thấp nhất của cây nến gộp = Giá thấp nhất của các cây nến.
Bên trên là một ví dụ đơn giản gộp 2 cây nến thành 1 cây nến, giờ thị bạn hãy thử lấy tất cả các mẫu hình nến trên tất cả các tạp chí, website và gộp nến lại xem nó có ra 3 cây nến kinh điển mà tôi đã nói không nhé 

Bạn hoàn toàn có thể cộng gộp 1,2,3,4,…n cây nến để tạo thành một cây nến, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm đầu tư của mình thì tôi khuyên bạn nên chọn 3 cây nến là phù hợp nhất. Dưới đây là hình ảnh gộp nến trong Chart của tôi, vì code gộp nến tự động nên nhiều lúc bạn thấy nó gộp nến khá buồn cười và thể hiện tín hiệu không rõ ràng lắm, vì thế tôi vẫn thường dùng mắt và kinh nghiệm của mình để gộp nến là nhiều. Khi gộp nến bạn cần phải nhớ bản thân nến nếu nó đứng 1 mình thì độ tin cậy chỉ 40-60% nhưng nếu nó được kèm với các mức kháng cự và hỗ trợ thì độ tin cậy là cực kỳ cao.
Vậy là việc tìm hiểu về kỹ năng gộp nến đã xong. Đó là lý thuyết, còn thực tế trải nhiệm thế nào thì bạn cứ ttự mình gộp nến nhé, dần dần khi nhìn chart bạn sẽ tự động vẽ ra cây nến gộp được, hãy nhớ thật kỹ, nến chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu nó kết hợp với các mốc kháng cự, hỗ trợ và khối lượng, nếu không kết hợp được mấy cái này thì bạn gộp nến hay đến mấy cũng chỉ tốn công và gần như vô nghĩa! 

Vậy là chúng ta đã đi được 30% của quá trình rồi, bước kế tiếp: Cản tĩnh và động
Theo changchanngua - vfpress.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét