Trước tiên là cản tĩnh: Đây là đường kẻ ngang màu xanh thẫm trong hình, nó là đường nối tập hợp các điểm mà tại đó giá phản ứng mạnh nhất trong lịch sử, thông thường các đường cản tĩnh sẽ tạo thành các đường song song với khoảng cách giữa các đường khá đều nhau. Công dụng của đường cản tĩnh là để bạn xác định được điểm phản ứng mạnh của giá, lúc này cộng với kỹ năng gộp nến và quan sát Volume bạn sẽ biết được giá có khả năng phản ứng đảo chiều tại đây hay không, ngoài ra cản tĩnh còn dùng để cúng cố sức mạnh cho cản động.
Cản động: Đây đường kẻ ngang màu đỏ, nó được tạo thành bởi vùng khu vực đi ngang của lần tích lũy hay phân phối cuối cùng nằm trong một đợt sóng tăng hoặc giảm giá dài hạn trước đó. Tại sao tội gọi là nó cản động, vì trong một xu hướng tăng hay giảm sẽ có nhiều khu vực tích lũy và phân phối, vì thế sẽ có nhiều vùng cản tạo thành, chỉ vùng cản cuối cùng bị giá bứt phá mới là vùng cản động thực sự. Giải thích thật khó hình dung, các bạn xem trong hình sẽ rõ hơn. Cản động là điểm cực kỳ then chốt để bạn xác định điểm mua bán.
Việc xác định cản tĩnh và cản động là cực kỳ quan trọng, nó rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không kết hợp thêm chỉ số đo xung lượng giá, tôi nghĩ bạn nên dùng RSI hoặc MACD để đo lường, tính hiệu quả là rất cao. Trong bài tiếp theo “cây nến chỉ hướng” các bạn sẽ được biết chúng ta xác định vùng cản tĩnh và vùng cản động để làm gì.
Ngoài lề chút: Tôi thường không dùng biểu đồ giá dạng cơ bản để tìm vùng cản vì dễ gây nhầm lẫn,thay vào đó tôi dùng biểu đồ giá dạng cải biên đã có sự kết hợp giữa giá, xung lượng vào trên cùng một biểu đồ nến, lúc này cây nến sẽ phản ánh đúng những thứ tôi cần hơn, bạn nào có khả năng viết code có thể giựa trên ý tưởng này viết code cho mình, bạn nào không biết code thì đành phải kết hợp thêm 1 indicator RSI hoặc MACD cùng với biểu đồ giá để phân tích vậy.
Bước kế tiếp: Cây nến chỉ hướng.
Theo changchanngua - vfpress.vn
Tuyệt vời, cảm ơn anh !
Trả lờiXóaYou are welcome!
Xóa