Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 2): Các chỉ báo kinh tế vĩ mô

tháng 10 05, 2017 0
Các loại tiền tệ hay vàng không tự nhiên tăng hoặc giảm một cách ngẫu nhiên. Giá trị tiền tệ được dựa trên sức mạnh kinh tế của 1 quốc gia hay vàng được xem là nơi trú ẩn an toàn. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số chỉ báo kinh tế vĩ mô thường được chú ý.

Chỉ báo kinh tế vĩ mô là gì?

Chỉ số kinh tế vĩ mô là những thống kê kinh tế được công bố định kỳ bởi các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính phủ. Những chỉ số này đóng góp tầm nhìn về năng lực kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, và do đó có thể gây ra tác động lớn trên các thị trường tài chính.

Để dễ theo dõi thì người viết sẽ chia làm 7 loại chỉ báo kinh tế vĩ mô:

+ Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế.

+ Nhóm chỉ tiêu về thị trường lao động.

+ Nhóm chỉ tiêu về thị trường bất động sản.

+ Nhóm chỉ tiêu về lạm phát.

+ Nhóm chỉ tiêu về niềm tin người tiêu dùng.

+ Nhận định của các Ngân hàng Trung Ương.

+ Khảo sát về các doanh nghiệp.

Chỉ báo kinh tế



1. Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross National Product)

Gross National Product

Đơn hàng hóa lâu bền (C), đơn hàng hóa lâu bền lõi (Core durable goods orders)


Durable goods orders


Doanh số bán lẻ (Retail sales), doanh số bán lẻ lõi (Core retail sales)

Retail sales

Cán cân thương mại (Trade balance)

Trade balance

2. Nhóm chỉ tiêu về thị trường lao động:

Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)

Unemployment Rate

Bảng lương phi nông nghiệp NFP (Non-Farm Payrolls, hay còn gọi là Non-farm employment change)

Non-Farm Payrolls

Unemployment Rate
Biểu đồ NFP từ năm 2013 đến nay
ngàn người
Unemployment Rate

Trợ cấp thất nghiệp tuần (Unemployment Claims)

Unemployment Claims


3. Nhóm chỉ tiêu về lạm phát:

CPI (Consumer Price Index)




PPI (Producer Price Index)

Producer Price Index


4. Nhóm chỉ tiêu về thị trường bất động sản:

Doanh số nhà mới (New home sales)

New home sales

Doanh số nhà chờ bán (Pending home sales)

Pending home sales


5. Nhận định, chính sách của các Ngân hàng trung ương:

Chính sách lãi suất : Bồ Câu (Dovisk) hay Diều Hâu (Hawkish)

Chính sách tiền tệ là một phần của chính sách kinh tế liên quan đến việc cung tiền và tín dụng cho nền kinh tế và giá của tiền (= lãi suất). Khi nói đến chính sách tiền tệ, người ta chia thành 2 phe: bồ câu và diều hâu. Người theo phe bồ câu quan tâm đến tăng trưởng kinh tế và việc làm đồng thời ủng hộ một chính sách tiền tệ với lãi suất càng thấp càng tốt và một chính sách tín dụng tương đối dễ dàng.

Những người theo phe diều hâu tập trung hơn vào nguy cơ lạm phát và ủng hộ một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn với lãi suất cao và chính sách tín dụng chặt chẽ hơn. Hiện nay, phe diều hâu đang chiếm ưu thế khi các ngân hàng Trung ương trên thế giới, mở đầu là FED đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

Quan điểm của phe bồ câu ảnh hưởng không tốt đến giá USD (cung đôla càng nhiều = giá đô la càng thấp ), quan điểm phe diều hâu khiến USD mạnh hơn (lãi suất cao hơn, ít cung đô la hơn = đô la mạnh lên).

Cung tiền M0, M1, M2, M3, M4…: Ví dụ như các gói nới lỏng định lượng của FED hay ECB.

Nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các thông đốc ngân hàng hàng Trung Ương trên thế giới tác động mạnh đến thị trường tài chính.
6. Nhóm chỉ tiêu về khảo sát niềm tin người tiêu dùng:

Niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence Index)

Consumer Confidence Index

Consumer Confidence Index


7. Nhóm chỉ tiêu về khảo sát các doanh nghiệp:

PMI (Purchasing Managers' Index) sản xuất và phi sản xuất

Purchasing Managers' Index

Dự trữ bán buôn (Wholesale Inventories)

Wholesale Inventories

Theo vietstock.vn

Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 1): Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu

tháng 10 05, 2017 0
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới và là điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư. Ở đó có nhịp độ nhanh và cung cấp nhiều cơ hội trong mọi thời gian giao dịch. Thị trường ngoại hối trở thành một thị trường giao dịch sôi động với giá trị giao dịch hằng ngày là hơn 4 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường đầy rủi ro. Khi một người có lời đồng nghĩa với việc một người khác đang phải chịu lỗ, bởi lẽ rủi ro và lợi nhuận luôn song song cùng tồn tại. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối giúp giảm thiểu ro trong quá trình đầu tư.


Ngoại hối là gì?


Ngoại hối (foreign exchange) là ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc tế. Có thể chia làm các loại sau:

Ngoại tệ bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng.

Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu (bill of exchange), séc (cheque), kỳ phiếu (promissory note), thư chuyển tiền (mail transfer), điện chuyển tiền (telegraphic transfer)....

Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ gồm cổ phiếu (stock), trái phiếu quốc gia (government loan), trái phiếu kho bạc (treasury bill), Vàng tiêu chuẩn quốc tế, Các đồng tiền tập thể như đồng SDR (special draw right – quyền rút vốn đặc biệt) của IMF hay đồng euro (EUR) của Liên minh tiền tệ châu Âu.
Ngoại hối là gì


Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối

Phân tích cơ bản là việc phân tích sức mạnh kinh tế tài chính, xã hội và chính trị, có ảnh hưởng đến việc cung cầu của một tài sản. Mục tiêu là nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia là tốt, thì đồng tiền của họ sẽ vững chắc và ngược lại đồng tiền của một quốc gia sẽ giảm giá nếu triển vọng kinh tế xấu.

Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối


Những yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái


Yếu tố kinh tế: Bao gồm chính sách kinh tế được thực hiện bởi các cơ quan chính phủ và các ngân hàng trung ương và các điều kiện kinh tế được bộc lộ thông qua các báo cáo, chỉ số kinh tế.


Chính sách kinh tế của chính phủ bao gồm chính sách tài khóa – thực hành ngân sách,chi tiêu Và chính sách tiền tệ – các phương tiện mà ngân hàng trung ương áp dụng trong việc điều tiết thị trường.

Thâm hụt hoặc dư thừa ngân sách của chính phủ: Các thị trường thường phản ứng tiêu cực trong trường hợp thâm hụt ngân sách chính phủ và tích cực khi các khoản thâm hụt được thu hẹp lại. Các tác động được phản ánh trong giá trị của đồng tiền một quốc gia.

Cân bằng các mức độ và xu hướng thương mại: Các dòng chảy thương mại giữa các quốc gia cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, từ đó cho thấy nhu cầu đối với đồng tiền của một quốc gia để từ đó tiến hành thương mại hóa. Thặng dư và thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia. Ví dụ, thâm hụt thương mại có thể có một tác động tiêu cực đến đồng tiền của một quốc gia.

Mức độ và xu hướng lạm phát: Thông thường một đồng tiền sẽ mất giá nếu lạm phát cao trong nền kinh tế hoặc nếu mức độ lạm phát được cảm nhận là sẽ tăng lên. Điều này là do lạm phát làm giảm sức mua, tuy nhiên một đồng tiền đôi khi có thể tăng mạnh khi lạm phát tăng do kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất ngắn hạn để chống lại lạm phát.

Tăng trưởng và sức khỏe nền kinh tế: Các báo cáo như GDP, mức độ việc làm, doanh số bán lẻ, số đơn đặt hàng và những chỉ tiêu khác phản ánh mức tăng trưởng kinh tế và sức khỏe của một quốc gia. Nói chung, nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng mạnh mẽ hơn, đồng tiền vì thế cũng tăng lên và các nhu cầu trong nền kinh tế cũng tăng lên.

Năng suất của một nền kinh tế: Tăng năng suất trong một nền kinh tế tích cực nên ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi năng suất tăng cao thì giá trị của hàng hóa, dịch vụ cũng tăng lên làm đồng tiền của quốc gia đó trở nên có giá hơn.


Điều kiện chính trị


Điều kiện và các sự kiện chính trị nội bộ, khu vực và quốc tế có thể ảnh hưởng sâu sắc trên thị trường tiền tệ. Tỷ giá hối đoái sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi có một sự mất ổn định chính trị, biến động chính trị và bất ổn có thể có một tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia. Ví dụ, sự mất ổn định trên bán đảo Triều Tiên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng tiền của Hàn Quốc và Triều Tiên. Tương tự như vậy, ở một đất nước gặp khó khăn về tài chính, sự nổi lên của một phe nhóm chính trị có thể sẽ khiến tình hình chính trị của quốc gia đó bất ổn. Ngoài ra các sự kiện trong một quốc gia trong khu vực nếu như có diễn biến tiêu cực với một quốc gia khác thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng tiền của mình.

Điều kiện chính trị


Tâm lý thị trường

Tâm lý thị trường được biểu hiện theo nhiều cách sau:


Bất ổn chính trị hoặc kinh tế: Nếu chúng ta đang sống trong một giai đoạn bất ổn về chính trị thì tâm lý lo sợ đồng tiền sẽ mất giá, điều này sẽ càng làm tồi tệ hơn khi người ta sẽ bán tháo đồng tiền quốc nội để chạy vào một lớp tài sản an toàn hơn ví dụ như chính phủ sắp thực hiện việc đổi tiền. Cũng tương tự như thế nếu là một bất ổn kinh tế thì người ta cũng lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp mang tính nới lỏng trong nền kinh tế, hiển nhiên điều này làm cho người ta lo ngại rằng kinh tế suy yếu thì đồng tiền cũng sẽ giảm theo.



Đầu cơ ngắn hạn: “Mua tin đồn, bán sự thật” Câu nói này cũng có thể áp dụng trên các thị trường tài chính khác nhau. Đó là xu hướng cho giá của một loại tiền tệ để phản ánh tác động của một hành động cụ thể trước khi nó xảy ra và khi các sự kiện được mong đợi đến thì lúc này đây có thể sẽ phản ứng ngược lại với những gì chúng ta mong muốn.

Tâm lý thị trường


Trong hình giá chỉ số US Dollar Index giảm rất mạnh khi có tin FED nâng lãi suất thêm 0.25%. Điều này trái ngược với suy đoán của mọi người là Dollar Index sẽ tăng nếu tin nâng lãi suất được công bố.

Ở kỳ 2, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các chỉ báo và chỉ số kinh tế vĩ mô, ý nghĩa và tác động của chúng. 

Theo vietstock.vn

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Chứng khoán Mỹ sắp lao dốc 40-70%?

tháng 10 02, 2017 0
David Stockman đang lên tiếng cảnh báo về kế hoạch cải tổ thuế của chính quyền Donald Trump, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cụ thể cho rằng các yếu tố trên có thể gây ra làn sóng bán tháo nghiêm trọng sắp tới, CNBC cho hay.

Chứng khoán Mỹ sắp lao dốc
David Stockman

David Stockman, từng là Giám đốc Văn phòng Quản lý hành chính và Ngân sách (OMB) dưới thời của cựu Tổng thống Ronald Reagan, không thể ngoảnh mặt với giả thuyết của mình rằng chuỗi tăng 8 năm rưỡi của thị trường chứng khoán Mỹ đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

“Sẽ có một đợt điều chỉnh cứ mỗi 7-8 năm, và chúng thường giảm từ 40-70%. Nếu bạn phải giao dịch chứng khoán để kiếm sống thì hãy tìm lối thoát thân đi vì đó là một nơi rất nguy hiểm”, ông Stockman cho biết.

Trước đó, ông cũng từng đưa ra dự báo tương tự, nhưng không thành hiện thực. Trong tháng 6/2017, ông Stockman cho biết S&P 500 có thể dễ dàng giảm xuống 1,600 điểm – tương đương với mức lao dốc 34% tại thời điểm đó. Trong tuần này, chỉ số này đang dao động trên ngưỡng 2,500 điểm. Mới đây, Dow Jones đã leo dốc 8 quý liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm.

Sở dĩ, ông đưa ra nhận định tiêu cực đến thế một phần là vì Fed và chính sách cực kỳ nới lỏng của Cơ quan này.

Tại đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, chỉ số S&P 500 đã tụt dốc đến 58%. Lúc đó là hồi tháng 3/2009.

Ông cho biết: “Thị trường này hiện đang ở mức cao gấp 24 lần lợi nhuận kế toán theo chuẩn mực kế toán, 21 lần lợi nhuận hoạt động, đã trải qua 100 tháng tăng trưởng liên tiếp với những rắc rối ở Washington, các ngân hàng trung ương sẽ không nhúng tay vào việc này. Tỷ suất sinh lợi thấp trong khi rủi ro lại quá cao”.

Theo quan điểm của ông Stockman, đề xuất cải cách thuế có lợi cho doanh nghiệp của Tổng thống Donald Trump – vốn được tiết lộ hôm thứ Tư (27/09) – sẽ không thể ngăn chặn làn sóng bán tháo. Trước đó, ông cho biết Phố Wall đang “mơ mộng hão huyền” vì tin rằng đề xuất trên sẽ được thông qua.

“Đây là một thảm họa tài chính khi Phố Wall bắt đầu xem xét đến đề xuất của Tổng thống Donald Trump. Đề xuất này sẽ từ từ chết dần chết mòn”, ông Stockman cho biết.

Đây không chỉ có sự rối loạn của Washington và chính sách từ Fed, mà còn nhiều yếu tố khác – qua đó có thể biến dự đoán của ông Stockman trở thành sự thật. Ông nói rằng sẽ có một yếu tố thúc đẩy làn sóng bán tháo, nhưng vẫn chưa biết chính xác yếu tố đó là gì./.
Theo vietstock.vn

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Nhận định AUD/CAD ngày 29/9/2017.

tháng 9 29, 2017 0
Mô hình "Vai đầu vai" là đây chăng?

Mô hình vai đầu vai
Liệu đây có phải là mô hình vai đầu vai?
Mẫu hình "vai đầu vai", theo tôi nhìn nhận đã xuất hiện ở tf W1. và hiện giá đang nằm ngay đường neck của mẫu hình này. Trong thời điểm này rất khó xác định giá sẽ đi đúng theo mô hình hay không cho nên chúng ta cần phải chờ thêm trong thời gian tới.

Xu hướng của ngày:

Nhận định AUD/CAD ngày 29/29/2017
AUD/CAD sẽ đi về đâu?


Theo công cụ PTKT của tôi thì  ngày hôm nay, tỷ giá AUD/CAD sẽ vẫn tiếp tục sideway theo biên độ hẹp khi hiện tại giá đang gần kế đường trendline trên. 

Trong ngày, theo lịch kinh tế thì đồng AUD sẽ không có tin tức gì mới, tuy nhiên đồng CAD lại có 01 tin tức quan trọng vào thời điểm lúc 19h30 (giờ mở cửa phiên Mỹ) về công bố Tổng sản phẩm Quốc nội GDP của nước này. Theo nhận định của https://tradingeconomics.com thì tin này là tin rất tốt cho tỷ giá của đồng CAD. Do đó việc ủng hộ xu hướng hướng giảm của cặp AUD/CAD cho chúng ta thêm 01 phần động lực.

Nhận định:

Trong khoàng thời gian này đến lúc mở cửa phiên Mỹ (19h00) tỷ giá cặp này sẽ sideway tại vùng cản từ 0.974 đến 0.976 cho đến khi tin tức được công bố sẽ giảm sấu xuống đường trendline phía dưới, cũng tức là đáy của sideway hiện tại. Hiện công cụ PTKT của tôi vẫn cho thấy xu hướng giảm rất rõ của cặp này tại khung H4 và D1.

Tóm lại, với 03 yếu tố như sau:
1. Mô hình "vai đầu vai" đã hình thành tại tf W1: vì nó là tiền lệ thì kg lý do gì chúng ta không tin nó sẽ không break.
2.. Xu hướng của PTKT đã quá rõ khi báo hiệu xu hướng giảm vẫn rất rõ ràng
3. Dự báo tin tức cho thấy rõ tỷ giá CAD sẽ tăng trong hôm nay, do đó cặp này sẽ tiếp tục giảm.
4. Chúng ta vào lệnh theo đúng xu hướng chính.

Với 04 lý do trên, bản thân tôi vẫn cho rằng giá sẽ giảm sâu đến vị trí 0972 đến 0.967. Tức là tp từ 40p đến 70 pip tùy tình hình.

Tuy vậy, tôi cần phải chờ 01 tín hiệu phải rõ ràng khi giá chạm trendline trên thật cụ thể là giá sẽ giảm, thì tại thời điểm đó tôi sẽ tìm 01 điểm vào lệnh tốt nhất để tham gia vị thế đối với cặp này. Các bạn có thể áp dụng tùy PP của các bạn nhé!

Nhận định USD/JPY ngày 29/9/2017.

tháng 9 29, 2017 0
Ngày hôm qua, 28/9/2017, mặc dù tin tức từ Mỹ có tin tốt về GDP khi mức tăng trưởng vượt trội từ 3% lên 3.1%. Song tỷ giá đồng USD/JPY vẫn không có khởi sắc mới khi vẫn sideway tại vùng cản của breakout 112.3 đến 112.5. Cho đến sáng nay, sau khi công bố tin tức từ JPY về Doanh số bán lẻ có phần giảm từ 1.8% xuống còn 1.7% thì tỷ giá của cặp này đã có phần tăng lên đến mức hiện tại là 112.5.

Nhận định USD/JPY ngày 29/9/2017
Liệu USD/JPY có phá cản breakout?
Theo PTKT của tôi, khả năng tỷ giá cặp USD/JPY sẽ tiếp tục giảm trong ngày hôm nay khi tin tức từ Mỹ không còn là quan trọng nữa.

Nhận định USD/JPY ngày 29/9/2017
Liệu USD/JPY có phá vỡ trend tăng và cản tại Fipo 50?
Hiện khi tôi cập nhật bài viết này tỷ giá của cặp này đã vượt mức Fipo 61.8 và cũng là cản tại vị trí 112.6. Có thể trong 01 thời gian dài đến cuối phiên Âu ngày hôm nay, tỳ giá cặp này sẽ sideway tại vùng cản trên tại vị trí từ 112.6 đến 112,7 và sẽ giảm về vùng cản cũng là fipo 50 tại vị trí như ngày hôm qua từ mức 112.3 đến 112.5.

Đây là mức cản rất quan trọng của cặp USD/JPY khi nó vừa là cản breakout giá, fipo 50 và cũng là trendline của xu hướng tăng hiện tại. Nếu giá phá vỡ mức cản dự đoán sẽ down xuống đến fipo 23.6 tại vị trí 111.9. Tuy nhiên, UJ vẫn đang trên xu hướng tăng tạm thời vẫn là một lợi thế, nhưng đừng quên mô hình 02 đỉnh đã được tái lập ở đây để báo hiệu 01 xu hướng đảo chiều rõ rệt và tuy là UJ đang trong xu hướng tăng nhưng vẫn là ngắn hạn đối với chung là giảm kể từ ngày 03/01/2017.

Giả lập sẽ có 02 trường hợp xảy ra như sau:

TH1:

Nhận định USD/JPY ngày 29/9/2017
USD/JPY sẽ tạo mô hình 3 đỉnh?
Rất có thể, cặp USD/JPY sẽ tiếp tục tăng lên theo xu hướng hiện tại khi xu hướng của tuần vẫn cho cặp này tăng lên. Và hướng đi sẽ tiếp tục như trong hình, tỷ giá sẽ tăng cao đến mức fipo 161.8 và giảm dần đến vị trí 108.8. Để hình thành mô hình 03 đỉnh rất rõ ràng, và nó cũng là biên độ sideway biên độ rộng từ khoảng thời gian 18/4/2017 đến nay. Sau đó sẽ phá vỡ ngưỡng breakout để đi xuống và check về đường này rồi lại tiếp tục giảm sâu.

TH2:

Nhận định USD/JPY ngày 29/9/2017
USD/JPY sẽ tạo mô hình "vai đầu vai"?
Như hình trên chúng tá có thể thấy rất rõ, sau vài phiên tới, tỷ giá cặp này sẽ tiếp tục giảm sâu về vùng Fipo 0, vị trí 111.4 và sẽ tăng lên lại đến fipo 61.8 như hiện tại để hình thành 01 mô hình "vai đầu vai" rất rõ ràng.

Tóm lại:

 Nhìn chung, theo tôi mọi việc đều có thể xảy ra trong giai đoạn này khi tình hình chính trị đang leo thang trên Thế giới, và tình hình kinh tế đang đi vào những tháng cuối năm của 2017. Xu hướng giảm của ngày hôm nay và các phiên tới là rất rõ ràng, trong khi xu hướng tăng của tuần vẫn đang ủng hộ tỷ giá của cặp này. Vậy liệu tỷ giá của cặp này sẽ như thế nào trong thời gian tới?  Chúng ta sẽ không ai có thể trả lời được trước câu hỏi này. Hãy chờ xem nhé! 

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Liệu USD/JPY sẽ giữ đà tăng trưởng hay suy giảm?

tháng 9 28, 2017 0
Từ 27/9/2017 đến nay, tỉ giá USD/JPY đã breakout đỉnh cũ được tạo lập vào ngày 21/9/2017. Sau khi phá vỡ đỉnh, cặp này đã xác định mức đỉnh mới tại vị trí 113.1 và hiện đang sideway trong biên độ hẹp trong 02 ngày hôm nay từ 112.6 đến 113.1.

USD/JPY
Liệu USD/JPY sẽ giữ đà tăng trưởng hay suy giảm?

Trong tuần này, USA đã có các tin tức quan trọng đã làm ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng USD. Đối với cặp USD/JPY, thứ 02 ngày 18/9/2017 khi thị trường mở cửa, "bước gap gía" của cặp này đã là động lực thúc đẩy để giá tăng trưởng vượt đỉnh cũ để tiến đến 01 vị thế mới. 

Liệu tin tức vào ngày hôm nay và ngày mai có thể kích được tỷ giá cặp này tiếp tục phá vỡ đỉnh đã xác lập để xác lập đỉnh mới hay giá sẽ cắm xuống sâu "lội ngược dòng" cản breakout để bắt đầu lập 01 xu hướng dài hạn?

Đối với các công cụ PTKT tôi đang sử dụng thì xu hướng của cặp tỷ giá này hiện sẽ có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn phải chờ xác nhận khối lượng giao dịch và bước đi của giá sau đợt công bố tin tức từ phiên Mỹ.

Chúng ta hãy chờ xem!